Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

Phương pháp học hiệu quả bằng Sơ Đồ Tư Duy, bạn đã biết chưa?

Phương pháp học hiệu quả, bạn đã biết chưa?


Bạn muốn việc học của mình cho kết quả như ý, trước hết hãy hiểu ''học hiệu quả" là gì?
Học hiệu quả là việc học bằng phương pháp tư duy khoa học mang lại kết quả mong đợi
Làm thế nào để "học hiệu quả"?
 Mục đích học rõ ràng + Phương pháp tư duy khoa học
* Mục đích học rõ ràng : có việc làm ngay sau khi ra trường, lương cao, nhiều cơ hội thăng tiến
* Phương pháp tư duy khoa học : học bằng Sơ đồ Tư Duy
Bây giờ hãy làm quen với phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong học tập để có thể "học hiệu quả
 Chỉ có 20% lượng thông tin trong một quyển sách hay một bài giảng của giáo viên là thông tin cần thiết, đảm bảo cho học sinh, sinh viên thi có điểm cao.
Nhưng tất chúng ta- các học sinh, sinh viên luôn cố gắng nhét 100% lượng thông tin  có được từ một bài giảng hay một quyển sách vào đầu . Và với phương pháp giảng dạy như hiện nay: lấy các môn học làm trung tâm, bắt người học phải học – phải hiểu – phải ghi nhớ hàng chuỗi ngày tháng năm, học thuyết và các sự kiện, tên gọi, các ý tưởng tổng quát của hàng tá các môn học của các ngành học . Điều này càng khiến cho người học cảm thấy quá tải, chán học và sợ thi.
học hiệu quả bằng Sơ Đồ Tư Duy

Sơ đồ tư duy giúp chúng ta "học ít hiểu nhiều", lấy người học làm trung tâm thay vì “khủng bố” người học bằng sách vở, lý thuyết và bài thi.
Phương pháp này đặc biệt phù hợp với những người có xu hướng "lười....thông minh", giảm lượng ghi nhờ xuống chỉ nhở những thứ trọng tâm, không rườm rà. Chúng ta chỉ cần NHỚ- TƯ DUY-GHI CHÚ
Phương pháp sơ đồ tư duy:
  1. sơ đồ tư duy là gì
Sơ Đồ Tư Duy (SĐTD) là phương pháp sử dụng hình ảnh và màu sắc để ghi chú những kiến thức quan trọng thay vì học chay-học thuộc dài dòng 

2. Nguyên tắc hoạt động
  1. Từ khóa + Trí nhớ Siêu Đẳng + Não trái phải = (SĐTD)
Cách tư duy bằng cả hai bán cầu não
 a) Từ khóa: Là 20% kiến thức trọng tâm mà giáo viên truyền đạt, để hiểu  rõ hơn bạn hãy đọc đoạn văn sau:
“ Đã từ lâu, người ta biết rằng bộ não của con người có thể được chia ra làm 2 phần. Phần não trái và phần não phải. Người ta cũng biết rằng não trái điều khiển phần cơ thể bên phải của cơ thể, trong khi đó ngược lại não phải điều khiển phần bên trái của cơ thể. Bên cạnh đó, người ta cũng phát hiện ra rằng việc não trái bị hư tổn sẽ gây ra một nửa phần cơ thể bên phải bị tê liệt. Tương tự, nếu như não phải bị hư tổn một nửa cơ thể bên trái bị tê liệt"
học hiệu quả bằng Sơ Đồ Tư Duy

Thông thường khi tiếp cận đoạn văn này sinh viên có xu hướng học thuộc toàn bộ đoạn văn (gồm hơn 100 từ). Nhưng nếu áp dụng quy tắc từ khóa thì lượng từ ghi nhớ giảm xuống 40 từ và từ không cần ghi nhớ là 60 từ không liên quan như "đã từ lâu, là, và,...."

Vậy với phương pháp này sinh viên đã giảm 80% thời gian học mà hiệu quả đạt được là 100%
b) Nguyên tắc trí nhớ siêu đẳng*
Trí nhớ:nói đơn giản giống như một những cuốn sách được sắp sếp trong "giá sách" bộ não, việc bạn học chỉ là sắp sếp các cuốn sách theo trật tự để chúng ta nhớ được "vị trí của chúng" trong não. Thực tế tất cả kiến thức hay những gì trải qua bạn đều ghi nhớ, nhưng do cất "quá kĩ" nên không thể tìm ra được, mới gọi là "quên".* Nguyên tắc để tìm thấy "những cuốn sách thất lạc":Để hiểu những khái niệm một cách rõ ràng, bây giờ bạn hãy nghĩ đến quả chuối, bạn thấy điều gì trong não mình, màu sác và hình dáng của quả chuối, sau đó là vị chứ không phải khái niệm hay những từ ngữ khô khan quả chuối là gì hay thành phần khoa học của chuối là gì...
  1. SỰ HÌNH DUNG  Trí nhớ làm việc theo hình ảnh, có khuynh hướng nhớ Hình ảnh lớn hơn nhớ Từ, điều này chứng minh vì saochúng ta hay quên bài vì khi học chúng ta đã cố lưu giữ từ trong khi não thì có nguyên tắc làm việc ngược lại. Trong khi đó SĐTD chuyển kiến thức thành hình ảnh để lưu vào bộ nhớ giúp chúng ta ghi nhớ bài dễ dàng.
  2. SỰ LIÊN TƯỞNG  là việc tạo ra những mối liên kết giữa những việc chúng ta cần nhớ. Những liên kết này sẽ tạo ra mục lục dưới dạng chuỗi liên kết trong đầu giúp ta dễ dàng tìm kiếm thông tin. Và SĐTD liên kết những hình ảnh gồm hình dung kết hợp với liên tưởng sẽ lưu vào bộ nhớ chúng ta những thông tin cần thiết
  3. LÀM NỔI BẬT SỰ VIỆC bộ não có khuynh hướng ghi nhớ những sự việc nổi bật như là chi tiết hài hước hay yếu tố nghịch lý
  4. SỰ TƯỞNG TƯỢNG bộ não có xu hướng nhớ những sự việc do chúng ta tưởng tượng ra, đặc biệt là khi dùng tất cả các giác quan để tưởng tượng tạo cảm xúc mạnh mẽ giúp nhớ lâu
  5. MÀU SẮC có khả năng tác động đến trí nhớ mạnh mẽ, tăng cường trí nhớ đến 50%
  6. ÂM ĐIỆU làm tăng khả năng nhớ lại thông tin do kích thích bán cầu não phải hoạt động ( bán cầu não hay bị bỏ quên trong học tập)
học hiệu quả bằng Sơ Đồ Tư Duy

Vì vậy sơ đồ tư duy hoàn toàn giúp chúng ta có một trí nhớ tuyệt vời.
c) Bán cầu não
 Não trái có chức năng xử lý các thông tin mang tính chất Học Thuật ( phân tích, lý luận…)
Não phải có chức năng xử lý các thông tin mang tính Tưởng Tượng (màu sắc, hình dạng, mơ mộng…)
90% các môn học ở trường chỉ sử dụng não trái, khi nó phải làm việc hết công suất thì não phải “ ngồi không ” . Do đó có những lúcchúng ta ngồi trong lớp mơ mộng, suy nghĩ mông lung bị giáo viên đánh giá là mất tập trung nhưng thật chất là do não phải của các em đang “đòi làm việc”
Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần bắt cả hai bán cầu não cùng làm việc. Đây là cách làm việc hết công suất của não, rất hiệu quả được ví như là một người chạy bằng hai chân thì bao giờ cũng nhanh hơn người chay một chân.
2.Cấu trúc của sơ đồ tư duy
 a) Cấu trúc
-Từ khóa: là từ  đặc biệt được tạo ra để trở thành điểm tham chiếu độc nhất có tác dụng kích thích não trái hoạt động, làm chủ trí nhớ để ghi nhớ các thông tin quan trọng
-Hình ảnh then chốt: não có xu hướng nhớ hình ảnh và dùng hình ảnh sẽ kích thích não phải hoạt động   
-Tiêu đề, Điểm chính, Các chi tiết phụ có tác dụng diễn rõ ý
b) Cách đọc SDTD
Đọc sơ đồ từ trong ra ngoài, tức là đi từ Ý Kiến Chính (nơi chứa Từ khóa và Hình ảnh then chốt) ra Điểm chính rồi đến Chi Tiết Phụ. Cách đọc sơ đồ theo cách Tư duy mở rộng, ý tưởng được tỏa rộng như mạch máu.
học hiệu quả bằng Sơ Đồ Tư Duy

3. Lợi ích của SĐTD
Trước đây, có phương pháp tương tự SĐTD là Cây Thư Mục, nhưng phương pháp này có rất nhiều hạn chế chứ không ưu việt như SĐTD. 
Phương pháp này càng làm càng rối, không những không nhớ được thông tin mà còn làm thông tin bị nhiễu vì :
Mỗi ý tưởng đều rời rạc, phân cách
Không có sự kết nối linh hoạt
Không kích thích não lóe lên những ý tưởng mới
Ngược lại, SĐTD được vẽ dưới dạng 1 tế bào não, có tác dụng kích thích não làm việc, phát huy hết tính năng của não do đó có rất nhiều lợi ích:
-Nhớ các thông tin quan trọng
-Hiểu rõ cấu trúc bài học
-Tiếp tục tư duy sáng tạo về bài học    


học hiệu quả bằng Sơ Đồ Tư Duy

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

Cuốn sổ tay đầu tiên của Leonardo da Vinci

Cuốn sổ tay của Leonardo da Vinci chứa đựng nhiều ghi chép và phác thảo của nhà khoa học, nghệ sĩ thiên tài này, được viết bởi kỹ thuật mirror writing độc đáo. 

Cuốn sổ tay đầu tiên của Leonardo da Vinci

Cuốn sổ tay đầu tiên của Leonardo da Vinci


Cuốn sổ tay này của Leonardo da Vinci được viết vào khoảng năm 1508, là một trong 30 cuốn ghi chép trong suốt cuộc đời của ông. Cuốn sổ gồm 72 trang giấy bằng vải lanh với hơn 300 ghi chú và các bản vẽ chi tiết, hầu hết các ghi chú đều liên quan đến đề tài nghiên cứu nước và chuyển động của nước. Các chuyên gia cho rằng da Vinci đã ghi chép lại những nghiên cứu và phác thảo nền của bức họa nổi tiếng Mona Lisa trong cuốn sổ này. Ngoài ra các ghi chép trong cuốn số còn giải thích vì sao các hóa thạch lại hay được tìm thấy tại những vùng núi. Hàng trăm năm trước khi diễn ra hoạt động kiến tạo đĩa địa chất, Leonardo đã tin rằng các ngọn núi trước đó có nguồn gốc là đáy biển, dần dần chúng được nâng lên.

Điểm đặc biệt của cuốn sổ là nó được viết bằng kỹ thuật mirror writing độc đáo của Leonardo da Vinci. Cách viết ngược từ phải sang trái này bắt buộc phải sử dụng một chiếc gương mới có thể đọc được. Nhiều người cho rằng, ông làm thế để giữ bí mật các nghiên cứu của mình, còn theo một giả thiết khác thì mirror writing là đặc điểm của cá nhân ông.

Cuốn sổ tay đầu tiên của Leonardo da Vinci
Cuốn sổ tay được phát hiện vào năm 1690 trong tay một nhà điêu khắc tại Milan, người nghiên cứu các tác phẩm của Leonardo. Sau đó năm 1717, nó được mua lại bởi bá tước Thomas Coke, bá tước đầu tiên của Leicester và cuốn sổ cũng được đặt tên là “Leicester Codex”. Hơn 2 thế kỷ sau, cuốn sổ tay được bán đấu giá tại London với mức giá dự tính từ 7 – 20 triệu USD. Tuy nhiên sau đó giá khởi điểm của cuốn sổ là 1,4 triệu và cuối cùng nó được bán với giá 5,12 triệu USD cho Armand Hammer.
Cuốn sổ tay đầu tiên của Leonardo da Vinci

Sau khi sở hữu cuốn sổ này, Hammer đã đổi tên nó thành “Hammer Codex” và thêm vào bộ sưu tập nghệ thuật của mình. Vào năm 1994, 4 năm sau khi Hammer mất, cuốn sổ tay đã được bán lại vì nhiều lý do khác nhau, một trong số đó là vì tiền trang trải các khoản nợ của công ty. Điều bất ngờ là người mua lại cuốn sổ tay này chính là tỷ phú Bill Gates, ông đã bỏ ra khoản tiền lên tới 30,8 triệu USD để sở hữu nó và sau đó khôi phục lại cái tên cũ “Leicester Codex”. Leicester Codex cũng trở thành cuốn sách đắt giá nhất thế giới.

Sơ Đồ Tư Duy-Megamind

Fanpage: Sơ Đồ Tư Duy-Megamind

Tony Buzan thiên tài sáng tạo Sơ Đồ Tư Duy

Gặp gỡ thiên tài sáng tạo Tony Buzan

Sơ Đồ Tư Duy được sáng tạo bởi Tony Buzan - ông là Chuyên gia hàng đầu thế giới về sức mạnh tư duy sáng tạo. Tờ Thời báo Luân Đôn dự báo rằng “những gì Buzan làm cho tư duy nhân loại, giống như Stephen Hawking đã làm cho vũ trụ”.

Sinh năm 1942 tại Luân Đôn, Tony Buzan là cha đẻ của phương pháp Sơ Đồ Tư Duy (Giảng đồ Ý) và khái niệm xoá mù tư duy. Ông được nhận bằng danh dự kép về tâm lý học, Anh ngữ học, toán học và các môn khoa học tự nhiên của trường đại học British Columbia năm 1964.
Gặp gỡ thiên tài sáng tạo Tony Buzan

thiên tài sáng tạo Tony Buzan


Tony Buzan đi khắp thế giới để thực hiện sứ mệnh của mình, đó là giải phóng sức mạnh của não bộ nhằm khám phá và sử dụng năng lực sáng tạo mạnh mẽ của mỗi người một cách dễ dàng nhất. Chung quy, Buzan dạy ta “Học cách thức tư duy nhanh chóng và tự nhiên”. Những công trình của ông dựa một phần vào các nghiên cứu về não bộ - một xu hướng bùng nổ từ những năm 1950 - và các nghiên cứu về não trái, não phải của Rober Ornstein và Roger Wolcott Sperry.
Gặp gỡ thiên tài sáng tạo Tony Buzan

Roger Wolcott Sperry




Buzan, tác giả của 92 đầu sách best-selling, được dịch ra trên 30 thứ tiếng, xuất bản trên 125 quốc gia, đã sáng tạo ra phương pháp suy nghĩ vượt trội mang tên Mind Map hay Sơ Đồ Tư Duy. Nó được mô tả như một “Công cụ đa năng của não bộ” - công cụ ứng dụng trong mọi lĩnh vực, từ thay đổi cách quản lý, cách ghi chú, cách tư duy đến cách giải quyết vấn đề.
Gặp gỡ thiên tài sáng tạo Tony Buzan

Sơ Đồ Tư Duy-Mindmap

Dựa trên nhiều nghiên cứu chuyên sâu về não bộ và trí nhớ, công cụ Mind Map còn phản ánh các cách thức ghi chép thú vị của các vĩ nhân của thế giới, bao gồm Leonard da Vinci, Einstein, Picasso và Beethoven…
Gặp gỡ thiên tài sáng tạo Tony Buzan

Bản chép tay của Leonard da Vinci

Trong cuốn sách gần đây của mình, “Head First: You’re Smarter Than You Think”, Buzan đã giới thiệu tới độc giả những khía cạnh phức tạp của trí thông minh con người, đồng thời cung cấp các phương thức để có thể sử dụng và phát triển hết tiềm năng của mỗi người. Quyển sách hiện vẫn là sách kinh tế bán chạy nhất từ khi xuất bản lần đầu vào tháng 10 năm 2000.
Trong hơn 30 năm, Buzan vẫn không mệt mỏi đem đến cho thế giới công cụ hữu hiệu này. Kỹ thuật của ông đã được dạy và sử dụng ở khoảng 500 công ty hàng đầu và hầu hết các quốc gia trên thế giới. Theo bình luận của tạp chí Forbes , Buzan “chỉ cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cách thức giải phóng năng lực sáng tạo bản thân”.
Sơ Đồ Tư Duy - Mindmap

Sơ Đồ Tư Duy là gì?

Sơ Đồ Tư Duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo 1 trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện của 1 câu truyện) thì não bộ còn có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau. Phương pháp này khai thác cả hai khả năng này của bộ não.
Sơ Đồ Tư Duy (Mind map) là gì?


Phương pháp này có lẽ đã được nhiều người Việt biết đến nhưng nó chưa bao giờ được hệ thống hóa và được nghiên cứu kĩ lưỡng và phổ biến chính thức trong nước mà chỉ được dùng tản mạn trong giới sinh viên học sinh trước các mùa thi.
Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép. Bằng cách dùng giản đồ ý, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng thì liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Thay vì dùng chữ viết để miêu tả một chiều biểu thị toàn bộ cấu trúc chi tiết của một đối tượng bằng hình ảnh hai chiều. Nó chỉ ra dạng thức của đối tượng, sự quan hệ hỗ tương giữa các khái niệm (hay ý) có liên quan và cách liên hệ giữa chúng với nhau bên trong của một vấn đề lớn.
Hiệu quả của Sử dụng sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy được mệnh danh "công cụ vạn năng cho bộ não", là phương pháp ghi chú đầy sáng tạo, hiện đang được hơn 250 triệu người trên thế giới sử dụng, đã và đang đem lại những hiệu quả thực sự đáng kinh ngạc, nhất là trong lĩnh vực giáo dục và kinh doanh. Lập sơ đồ tư duy là một cách thức cực kỳ hiệu quả để ghi chú. Các sơ đồ tư duy không chỉ cho thấy các thông tin mà còn cho thấy cấu trúc tổng thể của một chủ đề và mức độ quan trọng của những phần riêng lẻ trong đó đối với nhau. Nó giúp bạn liên kết các ý tưởng và tạo các kết nối với các ý khác.
Các bật thầy về ghi nhớ như Eran Katz - Kỷ lục Guinness người có khả năng nhớ được 500 con số theo thứ tự chỉ sau một lần nghe; Adam Khoo tác giả các cuốn sách nổi tiếng về giáo dục trí não như "Tôi giỏi bạn cũng vậy", "Con cái chúng ta đều giỏi.

Hướng dẫn lập Sơ Đồ Tư Duy
Đây là những thành phần cấu tạo nên một Sơ Đồ Tư Duy, mặc dù chúng có thể được chỉnh sửa tự do theo ý muốn cá nhân.

  • Bắt đầu ở trung tâm với một bức ảnh của chủ đề, sử dụng ít nhất 3 màu.
  • Sử dụng hình ảnh, ký hiệu, mật mã, mũi tên trong bản đồ tư duy của bạn.
  • Chọn những từ khoá và viết chúng ra bằng chữ viết hoa.
  • Mỗi từ/hình ảnh phải đứng một mình và trên một dòng riêng.
  • Những đường thẳng cần phải được kết nối, bắt đầu từ bức ảnh trung tâm. Những đường nối từ trung tâm dày hơn, có hệ thống và bắt đầu ốm dần khi toả ra xa.
  • Những đường thẳng dài bằng từ/hình ảnh.
  • Sử dụng màu sắc - mật mã riêng của bạn - trong khắp bản đồ.
  • Phát huy phong cách cá nhân riêng của bạn.
  • Sử dụng những điểm nhấn và chỉ ra những mối liên kết trong bản đồ của bạn.
  • Làm cho bản đồ rõ ràng bằng cách phân cấp các nhánh, sử dụng số thứ tự hoặc dàn ý để bao quát các nhánh của bản đồ.
Một số lưu ý:
Bản đồ tư duy của bạn là tài sản riêng của bạn: một khi bạn hiểu cách tạo ra những ghi chú trong Bản đồ tư duy, bạn có thể phát huy các quy tắc của riêng mình để làm cho nó tốt hơn. Những đề nghị sau đây có thể giúp bạn tăng hiệu quả của việc đó:
  • Sử dụng những từ ngữ đơn giản thể hiện thông tin: Hầu hết các từ trong cách viết bình thường đều là nhồi nhét, bởi vì chúng đảm bảo rằng thông tin được chuyển tải đúng ngữ cảnh và trong một dạng thức dễ đọc. Trong Bản đồ tư duy của bạn, những từ khóa có ý nghĩa có thể chuyển tải cùng ý nghĩ như thế một cách rõ ràng hơn. Những từ dư thừa chỉ làm bản đồ lộn xộn.
  • Chữ in: Cách viết dính nhau hoặc không rõ ràng sẽ khó đọc hơn.
  • Sử dụng màu sắc để tách các ý khác nhau: Điều này sẽ giúp bạn tách các ý ra khi cần thiết. Nó cũng giúp bạn làm bản đồ trực quan hơn để gợi nhớ lại. Màu sắc cũng giúp cho việc sắp xếp các chủ đề.
  • Sử dụng những ký hiệu và hình ảnh: Khi một ký hiệu hoặc hình ảnh có ý nghĩa gì đó với bạn, hãy sử dụng chúng. Hình ảnh có thể giúp bạn nhớ thông tin hiệu quả hơn là từ ngữ.
  • Sử dụng liên kết đan chéo: Thông tin trong một phần của bản đồ có thể liên quan đến phần khác. Khi đó, bạn có thể vẽ những đường thẳng để chỉ ra sự liên quan đan chéo. Việc này sẽ giúp cho bạn thấy mức ảnh hưởng một phần trong chủ đề đến các phần khác.
Sơ đồ tư duy
Fanpage: Sơ đồ tư duy-Mindmap